Hầu hết các bà mẹ trẻ của chúng ta không hiểu tại sao con mình lại có hiện tượng nôn trớ khi còn bú mẹ, và rồi cứ để cho hiện tượng đó lặp đi lặp lại cho đến khi trẻ lớn, thậm chí người ta còn coi đó là chuyện bình thường, không có gì đáng lo ngại.
Một cách vô tình chúng ta đã làm hư hại và giảm sút hiệu quả bộ máy tiêu hóa của trẻ, dẫn đễn việc ảnh hưởng tới sức khỏe và cả cuộc đời về sau đứa con thương yêu của mình nữa.
Tất cả mọi bệnh tật của con người đều do đường ruột bị ảnh hưởng trước tiên, sau đó mới xuất hiện các bệnh lý cụ thể. Khi đường ruột, hệ tiêu hóa bị suy yếu (do quá trình sử dụng thực phẩm không phù hợp) sẽ dẫn đến việc hạn chế khả năng xử lý thức ăn, hạn chế hấp thụ chất dinh dưỡng. Từ đó con người không thể có một sức khỏe tốt, sức đề kháng trở nên giảm sút, mọi bệnh tật từ đó mà bắt đầu xâm nhập, nảy sinh.
Khi thể chất, sức khỏe của một người không được tốt sẽ đồng nghĩa với việc, tương lai, sự nghiệp, đường đời của người đó sẽ không gặp nhiều may mắn, không được hanh thông, thuận lợi, khó gặt hái được những thành công đáng kể.
Có lẽ ngay từ những ngày đầu tiên của trẻ mới chào đời, chúng ta đã không đúng, khi ta không hiểu về trẻ. Chúng ta cứ theo suy nghĩ theo lối tư duy chủ quan của người lớn và đã ép trẻ đi vào con đường mà trẻ không mong muốn, để rồi từ đó mang thêm nhiều hệ lụy, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, mở đầu cho những chuỗi bệnh tật của trẻ về sau.
Một trong những lần tu học tại Tây tạng, vùng đất nhiều huyền bí, lão rất may mắn được gặp gỡ nhiều vị cao tăng, và lão được biết thêm nhiều điều thật thú vị. Giữa đại ngàn mênh mông của dãy Hy mã lạp sơn hùng vĩ, giọng nói trầm ấm của vị cao tăng già như thoảng vào mây gió, tan trong sương chiều, lẫn vào tiếng vi vu của rừng già. Những điều tưởng như giản đơn nhưng người xưa đã từng rất coi trọng... Những thuật dưỡng sinh, những điều cấm kỵ, những bí mật của tự nhiên...
Chẳng phải ngẫu nhiên khi mà người xưa nói: “Con Vua thì lại làm Vua, con Sãi ở chùa lại quét lá đa”. Mà đó là do người xưa đã biết cách sinh thành, nuôi dưỡng, để từ đó có được một con người trở nên thông minh, khỏe mạnh, có một trí tuệ mẫn tiệp, từ đó mới có thể làm “Vua” được.
Trong nội cung của các triều đại phong kiến, ngoài chế độ ẩm thực cân bằng, trước ngày thụ thai, người nữ phải ngâm chân vào nước ấm 9 ngày vào mỗi buổi tối liên tục, để cân bằng âm dương cho cơ thể (chân ấm, đầu mát). Một cơ thể cân bằng âm dương, một thể trạng khỏe khoắn là điều kiện tiên quyết để hình thành một đứa con khỏe mạnh. (Đọc thêm bài: “Âm dương cứu vãn đời sống, chữa khỏi mọi bệnh tật”).
Trong khi quan hệ vợ chồng, Trời là dương, đất là âm, nên người nam (dương) phải ở trên, người nữ (âm) phải ở dưới. Hướng Nam (hỏa) là dương, Bắc (thủy) là âm cho nên trong tư thế, đầu (âm) phải quay về hướng Bắc, chân (dương) phải quay về hướng Nam (điều này phù hợp với quy tắc vật lý, cơ thể con người sẽ không bị các đường sức từ trường do trái đất tạo nên cắt ngang người)….
Người xưa đã rất am hiểu về thiên nhiên, trời đất, con người. Giây phút khởi đầu khi một phôi thai mới được tượng hình, đã chứa đựng yếu tố giao hòa của trời đất, cân bằng của âm dương, quy luật hài hòa của vũ trụ, trật tự của thiên nhiên... Đạo gia nói con người là một tiểu vũ trụ thu nhỏ, là Thiên, Địa, Nhân hợp nhất bởi cái lẽ của “Đạo” là vì thế.
Trong chế độ phong kiến, “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”, không phải là không có lý do của nó.
Cuộc sống chốn hoàng cung, quan lại, khi một người nữ mang thai, thì người nam tuyệt đối không được gần gũi người nữ đó nữa, cho dù đó là Vua. Cho đến khi đứa bé chào đời, lớn lên, đến khi thôi không còn bú mẹ thì việc gần gũi nam nữ mới trở lại bình thường. Vì theo nguyên lý âm dương, người nam là dương, và tinh dịch là thứ rất dương, dương thịnh thì âm sẽ suy. Trong cấu tạo cơ thể não là rất âm. Do đó nếu chỉ một giọt tinh dịch thôi, rớt vào tử cung của người mẹ, lập tức sẽ làm lu mờ trí não của đứa trẻ. Khiến cho đứa trẻ sau này vĩnh viễn mất đi cơ hội có thể trở thành một thiên tài, một người thông minh xuất chúng, có trí tuệ lỗi lạc, trở thành một vĩ nhân.
Vì sao trẻ nhỏ hay nôn trớ ?
Nếu người mẹ đang cho con bú mà có sự gần gũi với người chồng, thì khi toàn thân người mẹ có một sự rúng động, lập tức toàn bộ sữa của người mẹ đã bị chua.
Sữa mẹ bị chua lúc này đã trở thành một thứ độc dược (rất âm) đối với trẻ. Hơn ai hết trẻ nhỏ bú mẹ cảm nhận rất rõ điều này và phải gánh chịu toàn bộ hậu quả mà bố mẹ chúng gây nên.
Cơ thể trẻ rất nhạy cảm, tinh tế, nó biết từ chối những gì có hại cho mình, cho cơ thể mình. Và đó là lý do vì sao trẻ nhỏ thường hay nôn trớ.
Sữa của người mẹ khi bị chua thường rất âm, và sau khi ăn thêm cháo (âm), hay uống thêm sữa ngoài (âm) làm cho lượng âm trong thực phẩm đưa vào cơ thể vượt ngưỡng, quá mức chịu đựng, có thể gây nguy hiểm cho cơ thể của trẻ, nên trẻ phải nôn ra ngoài. Đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể để trẻ tự bảo vệ mình.
(Yêu thương... )
Để trẻ khỏi nôn trớ, nếu buổi tối người vợ có sự gần gũi với người chồng thì sáng dậy nên vắt toàn bộ sữa đã bị chua của mình bỏ đi (1 đến 2 lần). Đừng bắt trẻ bú thứ độc dược đó. Để trẻ khỏi nôn trớ, đừng bắt trẻ ăn thêm sữa ngoài bởi đó không phải là thực phẩm phù hợp với trẻ.
Trẻ nhỏ thông minh hơn chúng ta rất nhiều, nhưng đáng tiếc là chúng ta đã không hiểu trẻ, cũng như không hiểu được cơ chế tác động của thực phẩm đối với cơ thể con người.
Lão tiensinh.
Cảm ơn vì bạn đã đọc.
Cảm ơn tiên sinh đã đem đến những hiểu biết sâu sắc về quy luật âm dương của cuộc sống.Kính chúc tiên sinh luôn an lành khỏe mạnh và có nhiều bài đăng mới