Cảm ơn vì bạn đã ghé thăm trang này            - Lão hâm tiensinh nên viết tắt là lão tiensinh -       facebook.com/laotiensinhh

Những hạn chế trong chẩn đoán bệnh của Tây Y

Thứ tư - 04/07/2018 04:22
(Câu hỏi trong nhóm: “Hỏi đáp về Thiền. Tâm linh. Bệnh tật. Tướng số” trên Facebook)
Nguyễn Anna
12 giờ
Chào Lão Tiên Sinh cùng các anh chị,
      Em năm nay 30 tuổi, đã có gia đình và 2 con. Vài năm trở lại đây, sức khỏe em không tốt, thường bị ốm vặt và dễ suy nhược cơ thể.
Thời gian gần đây, sức khỏe em kém hẳn. Đau từ vùng lưng dưới đến hai chân, đặc biệt là chân phải. Thở kém, thường bị hụt hơi và ngất xỉu. Em có đi khám sơ qua thì bs bảo bị thái hóa xương khớp, thiếu sắt, thiếu máu,... . Vậy em xin phép được hỏi:
1. Bs chỉ cho em biết hiện trạng sức khỏe của em mà không giải thích nguyên nhân. Em ăn uống không nhiều nhưng không quá ít, chỉ có điều ăn không ngon miệng. Sao lại thiếu chất, thiếu máu?, tim mạch sao lại yếu?. Về phần xương khớp, tim mạch, hiện tại bố mẹ và người thân của em đều tốt hơn em, tức rất ít yếu tố di truyền. Em vận động mức bình thường, sao lại thái hóa sớm vậy ạ?
2. Em nên làm gì để cải thiện sức khỏe mà không cần dùng thuốc?
Em xin chân thành cảm ơn Lão Tiên Sinh và các anh chị, các bạn!
 
Lão tiensinh:
      Tây y chỉ điều trị triệu chứng bệnh biểu hiện ra bên ngoài chứ không điều trị gốc bệnh (vì sao sinh ra bệnh), nên với đa số bệnh họ không đủ cơ sở để giải thích. Nếu có thì chỉ dựa trên biểu hiện chung chung và cũng giải thích một cách chung chung mà thôi.
- Nếu thấy bệnh nhân kêu không được khỏe, hoặc thấy họ thể trạng hơi gầy, hoặc suy nhược mà qua chẩn đoán lâm sàng chưa thấy bệnh lý cụ thể thì nếu không nói do thiếu chất, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu…thì biết nói gì?
- Hay ngất xỉu: ngất là do tim ngừng tạm thời, không nói tim mạch yếu thì nói gì? (nếu trên chẩn đoán lâm sàng không thấy bị suy tim, tắc động mạch vành, hẹp hở van tim..)
- Bệnh nhân kêu đau nhức xương khớp, nếu Tây y không nói do thoái hóa xương khớp thì chẳng biết nói sao nữa. Và bạn không cãi được đâu, vì quá trình thoái hóa, lão hóa là đương nhiên đúng với bất cứ đối tượng nào. hi.
- Không hẳn chỉ có thiếu vận động thì thoái hóa xương khớp, Tây y không hiểu nguyên nhân nên nói theo cảm tính vậy thôi. Nguyên nhân chính dẫn đến việc thoái hóa xương khớp là một thứ hoàn toàn khác, khi hiểu được bạn sẽ tự mở ra cho mình cơ hội chữa khỏi nó.
     Không có bệnh lý gì cụ thể nghiêm trọng là tốt rồi em. Còn để phục hồi được sức khỏe, thể chất, tinh thần thì bạn cần hiểu thêm nhiều kiến thức về cơ thể, tự nhiên, trong khóa học nhé. Khi mình hiểu rõ được nguyên lý bệnh sinh mới có niềm tin và động lực để thực hiện việc chữa lành.

 
Trở lại với chủ đề chính:
             NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH CỦA TÂY Y

       Với những bệnh lý nhẹ thì đơn giản rồi, vì nó đã rõ, ví dụ như đau tay, đau chân.. Đau chân thì là đau chân thôi, chứ chẳng nhẽ đau chân lại do nguyên nhân ở tay.

      Nhưng với những bệnh lý có phần phức tạp dần lên thì bắt đầu có chuyện rồi đây. Đau bụng thì không còn chỉ là đau bụng nữa. Lý do là vì cùng một biểu hiện giống nhau hoặc gần giống nhau về bệnh lý nhưng lại có rất nhiều nguyên nhân gây nên biểu hiện đó. Vậy nguyên nhân nào mới là đúng?
        Ví dụ khi bạn bị đau vùng bụng dưới bên phải, biểu hiện đó đều có thể là do đại tràng? Ruột thừa? Buồng trứng? Sỏi niệu quản? Viêm xương chậu? Áp xe cơ đáy chậu? Thủng ruột?..vv…đều đúng cả, bởi thế mà không thiếu trường hợp đau ruột thừa nhưng được chẩn đoán sai.
Nếu bạn thường bị xây xẩm, chóng mặt, nhức đầu… Cùng một triệu chứng đó đều có thể là do rối loạn tiền đình, viêm xoang, vôi hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, hoặc có thể là u não..vv..
 
       Việc tìm ra nguyên nhân đúng sẽ dựa trên kinh nghiệm của bác sỹ và các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán lâm sàng, nhưng cả hai phương diện này cũng đều không có gì chắc chắn đảm bảo đúng 100% cả.
 
Về kết quả xét nghiệm, và chẩn đoán hình ảnh:
       
       Trong quá trình sáng tạo khoa học, con người đã tạo ra được nhiều máy móc hữu dụng, nhưng cho dù chúng có tối tân đến đâu thì cũng chỉ là máy này tốt hơn công cụ kia mà thôi, còn so với cấu tạo cơ thể con người thì chúng vẫn chỉ là một thứ thô thiển.
    Ví dụ trong công nghệ hiện đại chụp cắt lớp (CT, PET, SPECT..) sẽ cho hình ảnh của những khối u, nhưng thường cũng chỉ phát hiện được những khối u có đường kính 1cm trở lên. Trong bệnh lý, về khoa học cấu trúc và hình thành tế bào, để hình thành một khối u ác tính chẳng hạn, có kích thước mà máy móc có thể phát hiện ra được thì đã có một quá trình diễn tiến của bệnh trước đó nhiều năm, 5 năm hoặc thậm chí 10 năm về trước. Nghĩa là để đến khi máy móc phát hiện ra bạn bị bệnh ung thư thì thực tế chứng ung thư đã có trong bạn ít nhất là từ 5,7 năm về trước rồi, và nếu không chữa trị được thì chỉ một thời gian ngắn nữa là bạn quy tiên. Hay nói cách khác khi máy móc phát hiện ra được ung thư sớm nhất có thể, thì chứng bệnh ung thư đó đã tiễn bạn đi hết ba phần tư quãng đường đến nấm mồ rồi, người ta chỉ còn cố tìm cách làm chậm bước chân của bạn trong một phần tư quãng đường còn lại mà thôi. Còn khái niệm giai đoạn 1, 2, 3.. của bệnh ung thư mà chúng ta thường nghe nói đến thực ra chỉ là mặc định sau khi phát hiện ra bệnh mà thôi, ví dụ kích thước khối u 1; 2 cm thì gọi là giai đoạn 1, bằng quả cà thì gọi là giai đoạn 2, to hơn và đã hình thành thêm khối u ở chỗ khác (di căn) là giai đoạn… có gì ngon thì về ăn đi. (Cái này thuộc kiến thức sinh học thời phổ thông, ai cũng đã từng học. Tế bào sinh trưởng theo cơ chế tự nhân đôi, 1 thành 2, 2 thành 4, 4 thành tám. Nên một hạt đậu tự nhân đôi để to bằng quả cam thì mất 100 ngày, nhưng bằng quả cam rồi mà nhân đôi để to bằng quả bưởi thì chỉ mất 1 ngày thôi).
      Thứ nữa, trong các xét nghiệm sinh hóa, kết quả cũng chưa bao giờ là đủ để khẳng định. Trong chẩn đoán hình ảnh cũng vậy, người ta cũng chỉ dám nói là “có một hay nhiều nốt cản quang..” mà thôi, để kết luận nó là cái gì lại cần phải thêm nhiều thủ thuật khác, sau đó dựa trên các dữ liệu đã có bác sĩ có đưa ra được kết luận chính xác hay không thì lại là chuyện khác nữa…
     Có một cán bộ cấp cao đến chỗ lão học Thiền kể rằng, ông được một bệnh viện uy tín trong nước kết luận bị ung thư, sau một quá trình dài tích cực hóa, xạ trị; khi chụp CT kiểm tra lại thì bác sĩ thông báo cho ông là khối u đã di căn nhiều nơi, do không đáp ứng điều trị. Vĩnh biệt ông sớm nhé, vì chúng tôi rất bận, sợ hôm nào đó không có thời gian đến thắp nhang. Hy vọng cuối cùng trong tuyệt vọng, ông xin được nhà nước cho sang một nước phát triển kiểm tra lại, người ta nói ông chẳng hề bị ung thư, ông hỏi họ về các nốt cản quang mới xuất hiện trên phim chụp, họ nói đó chỉ là hậu quả của các đợt hóa, xạ trị nhầm tạo nên. Từ đó ông sống khỏe. Ông bảo, ông cạch.
 
     Thường khi mọi thứ đã hòm hòm, có được một số kết quả xét nghiệm, đoán phim rồi thì cái còn lại để đi đến kết luận bệnh là kinh nghiệm và khả năng của Bác sĩ.
 

 
(Chụp cắt lớp CT Scanner)

 
Về Bác sỹ Tây y, người đưa ra kết luận bệnh tật cho bạn:
     
      Nếu trên đời này có một cái nghề nào đó phải chịu nhiều áp lực và dễ dẫn đến sự vô cảm nhiều nhất thì có lẽ đó là nghề Bác sỹ Tây y. Nhưng chúng ta sẽ nói về điều này sau, bây giờ chúng ta sẽ nói về quy cách làm việc của họ trước đã.
 
      Bạn biết cách chấm một bài thi bình thường (logic) và một bài thi trắc nghiệm (đúng, sai) của nghề giáo viên khác nhau thế nào không? Trắc nghiệm nghĩa là chỉ căn cứ vào kết quả, còn ông giải thế nào, cách gì, tôi không cần biết, và bởi thế nên điểm số là một thứ gì đó được định sẵn. Còn chấm theo kiểu logic thông thường thì khác, tuy cùng một kết quả nhưng nếu anh có cách giải hay hơn, ngắn gọn hơn, logic hơn điều này chứng tỏ anh thông minh hơn người khác, bởi thế mà có những bài thi được cho 11, 12 điểm. Và chính cách này mới phát hiện ra nhân tài. Còn cách chấm trắc nghiệm thì chỉ là để tiết kiệm thời gian và cho đỡ… lằng nhằng mà thôi, và bây giờ người ta chấm bằng máy, chẳng cần con người nữa.
 
      Ngày nay Bác sĩ, một số trong họ không còn là bác sỹ nữa, chỉ là kỹ sư, kỹ thuật thôi, họ chỉ giống như cái máy chấm bài thi trắc nghiệm, có nghĩa là họ dựa trên kết quả xét nghiệm (mặc dù các kết quả xét nghiệm đó có thể không đúng do thời điểm xét nghiệm, có thể sai do máy móc đã cũ, lạc hậu) rồi họ đưa ra kết luận theo cái “bờ rem”, cái khuôn mẫu định sẵn. Mà người bệnh thì có phải là một tờ giấy vô tri với những cái ô được đánh dấu đâu cơ chứ.
      Ví dụ khi bạn bị nhức đầu, thì họ bắt bạn làm tất cả những thứ có thể đem đến triệu chứng nhức đầu: chụp phim cổ, xét nghiệm máu, điện não đồ, chụp não..vv… chỉ biết dựa vào các kết quả của máy móc để kết luận. Họ là những cái máy.
Một người khác không vội bắt bạn làm các thủ thuật, họ hỏi bạn có bị viêm xoang không, có ức chế tâm lý không? Môi trường, điều kiện sống ra sao, tiền sử bệnh lý thế nào… kết hợp với khả năng và kinh nghiệm của mình họ sẽ đưa ra cho bạn kết luận chính xác nhất mà bạn chỉ phải làm những xét nghiệm lâm sàng tối thiểu nhất, họ là bác sỹ.
(Chưa nói đến cái vụ kê đơn thuốc đâu nhé, cái này nhiêu khê lắm, bài này chúng ta chỉ nói về chẩn đoán bệnh thôi).
 
       Đôi khi với thực tế quá tải bệnh nhân ở các bệnh viện lớn hiện nay, mỗi bác sỹ phải khám hết cho hàng trăm lượt bệnh nhân trong vòng một buổi, nghĩa là một người bệnh chỉ được 1 hay 2 phút thôi. Sau bao lâu chờ chực, bạn vừa vội vã bước chân vào đã phải vội vã đi ra, thì cho dù họ có giỏi đến mấy bạn cũng khó tránh khỏi nguy cơ bị chẩn đoán nhầm. Cái gọi là về uống hết đơn thuốc rồi đến khám lại, mặt tích cực của nó là xem bệnh tiến triển đến đâu. Nhưng mặt khác của nó là để tôi xem lần trước tôi hay người khác chẩn đoán bệnh cho ông có nhầm không? Cho ông đúng thuốc hay chưa đúng? Nếu nhầm thì để ta làm lại, cho đi xét nghiệm thêm…
 
      Đứng trước những bệnh lý phức tạp, bệnh nhân mới, bệnh lý mới thì kinh nghiệm và khả năng của bác sỹ không bao giờ là đủ cả. Thực tế có rất nhiều trường hợp có nhiều bệnh nhân cho đến khi họ tử vong mà y học cũng chẳng chẩn đoán ra được họ bị bệnh gì và cách điều trị như thế liệu có đúng không.
      Thế nên trong ngành y mới có cái gọi là “Hội chẩn bệnh”, nghĩa là nhiều người cùng đem ra ý kiến, nhận định, và cùng nhau đánh giá… về một trường hợp bệnh để đi đến kết luận chung. Bạn tưởng rằng mình đã được an toàn ư? Đừng có mơ nhé, bởi vậy mà trước các cuộc động dao kéo, người nhà của bạn phải ký vào cái giấy cam đoan, nghĩa là chẳng may nếu bạn có ngủm củ tỏi thì là do bạn hết tuổi thọ thôi, cũng đừng có mà kiện cáo gì, vì chúng tôi cũng cố gắng, hết cách rồi nhé.
 
      Và tai biến trong y khoa (lỗi do chẩn đoán nhầm, điều trị sai cách, phẫu thuật không đúng, không thành công..vv..) luôn là vấn đề, ở Mỹ hiện nay khoảng 3,7%, Úc 8%, Châu Âu 5 – 15 %. Ở xứ mình thì tất nhiên là cao hơn nhiều. Theo ước tính ở nước ta có khoảng 67.000 bệnh nhân bị chết “oan” hàng năm và 15.300 người bị thương tật vĩnh viễn (https://kcb.vn/lam-the-nao-han-che-thap-nhat-tai-bien-dieu-tri-xay-ra-trong-benh-vien-2.html). Hãy cầu nguyện đi, có gì đảm bảo rằng bạn sẽ không phải là một trong số những người  không may mắn đó? Tất nhiên bạn cũng đừng hoang mang quá kẻo phát ốm, khổ thân ra, bởi tỉ lệ không nhầm, an toàn tất nhiên là cao hơn. Còn nếu đa số mà nhầm thì còn nói chuyện gì nữa.
 
 


Mặt trái của công nghệ chẩn đoán bệnh:
 
      Nói theo vô song nguyên lý và trật tự vũ trụ của Ohsawa, khi mặt phải càng lớn thì mặt trái sẽ càng to. Công nghệ hiện đại hơn thì tác hại của nó cũng khôn lường không kém.
      Ví dụ khi chụp cắt lớp CT Scanner, cái máy sẽ phát ra một tia phóng xạ xuyên qua một phần cơ thể và được bộ phận thu nhận tín hiệu tiếp nhận lại. Cơ quan hay tổ chức nào của cơ thể có mức độ cản tia nhiều (xương, răng, sỏi, vôi hóa, máu xuất huyết...) sẽ có màu trắng và ngược lại nếu cản tia ít sẽ có màu tối (mỡ, dịch, phổi, khí...).
     Khi bạn đi chụp chiếu bạn thường thấy, lúc bạn đứng vào vị trí rồi thì các kỹ thuật viên họ phải đi sang phòng khác trước khi máy chụp. Vì trong công nghệ chụp chiếu đều sử dụng tia phóng xạ, độc và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
    Bạn thường nghe nói chụp CT 64 dãy, 128 dãy, 256 dãy… nghĩa là tương đương với việc số lần máy phát tia phóng xạ vào cơ thể bạn sẽ tăng lên.
     Lượng bức xạ của 1 lần chụp CT tương đương với 200 – 300 lần chụp X quang thông thường. Lượng sóng bức xạ của 1 lần kiểm tra CT có thể dẫn tới ung thư vì nhiễm phóng xạ nếu sức khỏe của bạn không được tốt (kiểu nhiễm giống bị bom hạt nhân, hoặc rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy nguyên tử).
      Vì thế khi sử dụng công nghệ cao để tìm ung thư, có thể bạn biết giai đoạn đó bạn không bị ung thư, nhưng nếu sức khỏe bạn không tốt rất có thể bạn đã chuốc lấy nguyên nhân gây ung thư vào trong cơ thể mình, và biết đâu lần khám bệnh sau bạn sẽ không còn được thở phào nhẹ nhõm nữa.
 
Về bệnh nhân:
 
       Ngày nay nguy cơ mắc các bệnh lý phức tạp, nan y là rất cao. Cho dù bạn có ý thức về bệnh tật, thường xuyên đi khám định kỳ, thì cũng đừng mong sẽ chẩn đoán ra bệnh ở giai đoạn sớm như lão đã nói ở trên. So với cấu tạo của cơ thể thì các loại máy móc chỉ là một sự thô thiển mà thôi, nó chỉ giúp phát hiện ra khi bệnh đã trầm trọng. Với các bệnh lý phức tạp khi còn ở giai đoạn chưa cuối thì các xét nghiệm, chẩn đoán không bao giờ là đủ.
 
      Chẳng hạn nếu bạn bị đau phía hạ sườn phải, đầu tiên bạn sẽ được xét nghiệm sinh hóa, siêu âm gan… nếu không thấy khối u nào thì họ nói bạn có thể yên tâm, chỉ là bệnh thường thôi. Thực tế không phải vậy, trên siêu âm rất khó phát hiện các khối u nhỏ, còn khi phát hiện được bằng siêu âm thì bệnh đã muộn. Đa số trường hợp nếu bạn đã tái khám vài lần, dùng một vài đơn thuốc sau một thời gian mà không thuyên giảm thì bạn mới được chỉ định làm thủ thuật khả quan hơn một chút là chụp CT (xi-ti) gan.
Nếu bạn là người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao và chẳng hiểu gì về cơ thể mình, thì khi đi khám tuy bác sĩ kết luận bạn không sao thì bạn cứ ung dung về mà chờ cho bệnh tiến triển, lúc nào bệnh trở nên trầm trọng, nặng hẳn thì họ sẽ giúp bạn “phát hiện ra”.
 
 
(Thiền – Năng lượng chữa bệnh)

     Con người là sản phẩm của tự nhiên, không phải là sản phẩm của khoa học, nên sẽ còn rất lâu nữa khoa học mới có thể hy vọng hiểu được cơ thể con người. Vì là sản phẩm của tự nhiên nên cơ thể con người chỉ được hiểu rõ khi bạn biết cách nhìn nó theo con  mắt của tự nhiên mà thôi.
     Qua tìm hiểu về các loại bệnh tật, cấu tạo, chuyển hóa trong cơ thể người theo cách tự nhiên vốn có lão nhận thấy rằng có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc cơ thể bị rối loạn, từ đó dẫn đến các loại bệnh tật:
   - Do tư tưởng: Tâm lý bế tắc, nặng nề, đời sống tinh thần, tư tưởng có nhiều        áp lực, căng thẳng là nguyên nhân số một dẫn đến các loại bệnh lý.
   - Do ăn uống không đúng: Sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều hóa chất,        độc tố..
   - Do môi trường sống: Chất lượng không khí, chất lượng nước, mức độ                tiếng ồn, thái độ sống của bạn..
    
      Nhưng ngành y học hiện nay đang làm gì? Những cái đầu giáo sư, tiến sĩ, những phát minh về thuốc, về công nghệ tiên tiến trên thế giới đang đi làm cái việc là giải quyết hậu quả mà thôi, nghĩa là chờ cho bệnh nó sinh ra, nó nặng lên rồi chúng ta sẽ thử chữa.
      Nếu bạn là cái xe máy, cái săm xe máy, khi đi vào con đường bị rải đinh thì bạn bị thủng.  Ngành y thay vì dọn dẹp cái đinh để cho bạn khỏi bị thủng thì họ chỉ làm công việc của người vá săm xe thôi, để rồi vá vài lần (hiệu quả hay không hiệu quả) thì phải thay săm khác. Cái săm xe không còn vá được, mất cái săm xe thì bạn có thể dùng tiền để mua một cái săm mới. Nhưng khi mất đi sinh mạng, mất đi cuộc đời, mất đi cuộc sống của mình thì hỡi ôi, bạn biết lấy gì để mua?
     Bạn đừng tưởng rằng những cái đầu giáo sư, tiến sỹ đó không biết nhé, với những cái đầu thông thái đó họ biết rất rõ hơn bạn rất nhiều là đằng khác, nhưng họ không giúp bạn để bệnh tật đừng sinh ra, mà họ cứ để cho bệnh sinh ra rồi họ giúp “giải quyết”, họ phục vụ lợi ích nhóm vì mục đích lợi nhuận. Bởi nếu nhặt hết đinh được rải trên đường thì người thợ vá xe sẽ không có thêm thu nhập nữa.
Với những hạn chế trong chẩn đoán bệnh và cách điều trị bệnh hiện nay, nếu bạn cứ tiếp tục có lối sống không lành mạnh và không biết gì về cơ thể mình theo một cách đúng đắn của tự nhiên thì bạn hãy cứ chờ đấy, chưa biết chuyện gì sẽ đang chờ bạn ở phía trước.
 
     Bạn hiểu rất rõ về tình trạng của cái xe bạn đang sử dụng, lúc nào nó hết xăng, lúc nào nó khô dầu, lúc nào nó gãy phuộc… Nhưng cái đáng nhẽ ra bạn cần phải biết nhất thì bạn lại chẳng biết gì về nó, cái đã đem lại cho bạn nhà cửa, phương tiện, tiền bạc, cuộc sống, đó chính là cơ thể bạn, con người của bạn.
     Bạn hãy tham gia khóa học: Phương pháp chữa trị toàn đồ” của Về với yêu thương (miễn phí: dang-ky-tham-gia/noi-dung-khoa-hoc-phuong-phap-toan-do-23.html). Bạn sẽ hiểu biết về cơ thể mình, con người mình theo cách của tự nhiên, về sự thật mà nó vốn có. Từ đó bạn sẽ hạn chế được bệnh tật nảy sinh, còn nếu đã bị bệnh bạn sẽ biết cách nhìn nhận bệnh tật một cách đúng với sự thật hơn, từ đó dẫn đến phương pháp chữa trị, phục hồi có hiệu quả hơn.
      Khi giác ngộ được tư tưởng ta sẽ trút được cái gánh lo âu, muộn phiền nặng trĩu ở tâm hồn. Khi ăn uống đúng cách, ta loại bỏ yếu tố gây nên bệnh tật, và phương pháp Thiền, tập luyện đúng giúp ta lấy lại quân bình nguyên thuỷ, trở về với con gười thật của mình, như vậy là “tự mình chữa cho mình”. Bạn sẽ biết cách lắng nghe cơ thể mình, trực giác của bạn phát triển hơn, bạn cảm nhận được con người mình qua những nảy sinh bất ổn nhỏ từ bên trong, và bạn có thừa khả năng để bình ổn chúng lại.
       Sức khỏe của bạn sẽ trở nên tốt hơn, đời sống cũng trở nên an bình hơn và hạnh phúc hơn. Lắm khi đó cũng chính là chiếc chìa khóa để thay đổi cuộc đời, số phận của mình vậy.
Lão tiênsinh
Cảm ơn vì bạn đã đọc.

  Ý kiến bạn đọc

  • Nguyễn Đức Bình

    Bài viết của Lão rất hay, dí dỏm nhưng vô cùng chính xác. Những ai phải uống thuốc oan 4 năm trời như tôi thì không chê được câu nào. Cảm ơn Lão!
    Tôi đã uống thuốc tim mạch 4 năm ở 6 bệnh viện (theo chẩn đoán của họ), theo lời của một bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm thì "tim của anh đang bình thường đã trở thành bất thường", chưa hết nó còn sinh ra các rối loạn gan, thận, và sinh lý khác. Tôi phải uống 100 thang thuốc bắc của một lương y giỏi và có tâm, mới trừ được các tác hại của việc làm tai hại của các bệnh viện kia, nhưng theo ông ấy thì "có bệnh chữa khỏi cũng không hoàn toàn được như cũ". Đúng! Tôi tập luyện yoga 1 năm sau mới hết hẳn triệu chứng đau ngực.

      Nguyễn Đức Bình   binhnd8@yahoo.com   04/07/2018 08:25
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây