Phần lớn bệnh tật của chúng ta không phải ngẫu nhiên mà có, không phải là bẩm sinh, không phải sinh ra đã có sẵn, cũng chẳng phải số mệnh đã an bài. Bệnh tật đến với chúng ta phần lớn đều do lối sống không phù hợp với tự nhiên, dẫn đến cơ thể bị nhiễm độc, dẫn đến lục phủ ngũ tạng bị hư tổn, hay do tư tưởng tiêu cực lâu ngày mang lại..vv..
(Thiền... )
Nói theo hiện tượng tự nhiên thì con tàu của chúng ta đã trượt khỏi đường ray, nếu cứ tiếp tục chạy thì con tàu sẽ đổ. Việc đúng đắn mà chúng ta nên làm là hãy đặt con tàu trở lại đúng với đường ray, để nó tiếp tục cuộc hành trình của mình như cũ. Với cơ thể con người cũng vậy, cơ thể được nuôi dưỡng bởi thiên nhiên, khi nó bị chúng ta điều khiển đi ngược lại những quy luật của tự nhiên thì khổ đau, bệnh tật, rủi ro bắt đầu đổ xuống. Hãy trả cơ thể về với tự nhiên, về với những quy luật của thiên nhiên, từ đó cơ thể sẽ tự phục hổi, và tự chữa khỏi mọi bệnh tật, tiếp tục cuộc hành trình tới bến bờ yêu thương của nó.
Phẫu thuật, hay các biện pháp thay thế là việc chẳng nên làm chút nào. Cơ thể con người là hoàn hảo, chẳng có gì thừa cả. Khả năng tự phục hồi của cơ thể thì quả là quá tuyệt vời, không giới hạn, chỉ là chúng ta đã không cho nó cơ hội mà thôi. Việc can thiệp từ bên ngoài sẽ khiến cơ thể vĩnh viễn bị tổn thương, không thể phục hồi, và chúng ta cũng chỉ làm chậm được quá trình tiến triển của bệnh một chút mà thôi. Khi cơ thể bị tổn thương, khiếm khuyết, thì từ đó chúng ta cũng không còn được sống đời khỏe mạnh như lúc chưa bị bệnh và cũng không thể trường thọ. Mọi niềm vui, hạnh phúc, ý nghĩa của của cuộc đời cũng vì thế mà giảm sút.
Ít ai hiểu được cơ thể con người, chúng ta sử dụng cơ thể nhưng chúng ta đã không hiểu cơ thể. cơ thể cho ta đời sống nhưng ta ngược đãi nó, đối xử tệ bạc với nó. Cơ thể luôn giúp ta chữa lành mọi vết thương về tâm hồn và thể chất nhưng ta luôn tức giận, trách cứ, thù ghét nó… Phải chăng nói cơ thể nếu không bị bệnh tật, hư hao thì mới là chuyện lạ.
Ít ai hiểu cơ thể chúng ta kỳ diệu đến nhường nào, người Ấn độ coi cơ thể mình chính là một ngôi đền thiêng. Từ ngàn năm trước các Tôn giáo biết Cõi niết bàn, thiên đường hay địa ngục, lục đạo luân hồi, tam thiên đại thiên thế giới đều không nằm ngoài cơ thể. Những điều tệ hại nhất, nhỏ nhặt nhất cho đến những điều to lớn nhất, vĩ đại nhất, thần kỳ như những phép màu, đẹp như những câu chuyện cổ tích cũng đều bắt đầu từ cơ thể.
Những thiền nhân lặng lẽ, những nhà tu hành im lìm đầy khổ hạnh, những hành giả cô đơn, độc hành trên con đường vạn lý, hy sinh cả cuộc đời mình cũng không ngoài mục đính chỉ để kiếm tìm, để hiểu một phần cơ thể mình mà thôi.
Vì sao Tây y khó chữa khỏi bệnh nan y ? chưa nói đến bệnh nan y, chỉ những bệnh đơn giản ngoài da như chứng rôm sẩy, mẩn ngứa, mụn nhọt ở trẻ em; hay chứng viêm da mặt, nổi mụn, nám… ở người lớn; chứng mất ngủ, bệnh đau lưng, đau đầu gối… cũng khó mà chữa khỏi. Nhưng nếu chúng ta biết nguyên nhân, hiểu biết về tự nhiên, thì chỉ một chút điều chỉnh thôi, tất cả những chứng bệnh đơn giản đó đều khỏi rất nhanh mà không cần phải đầu độc cơ thể bằng những loại thuốc khác nhau.
Tây y chủ trị về triệu chứng, không chủ trị nguyên nhân. Nghĩa là khi cơ thể cảm thấy đau ở đâu, tổn thương ở bộ phận nào thì sẽ điều trị ngay ở đó, không cần biết vì sao ở đó lại đau? không cần biết vì sao một cơ quan nội tạng nào đó lại bị tổn thương?. Hoa và lá là phần mà chúng ta thường thấy của một cái cây, nhưng hoa đẹp hay úa, lá xanh hay rũ không phải do hoa hay lá, mà do thân và cội rễ của nó, phần mà chúng ta ít khi nhìn thấy được.
Đối với những bệnh nặng hơn như suy thận, suy tim, suy gan, huyết áp, tiểu đường, ung thư… thì Tây y hay Đông y bắt đầu bộc lộ nhược điểm của nó. Cũng không khó hiểu lắm, khi không xác định được nguyên nhân thì không thể điều trị tận gốc được. Với những chứng bệnh nặng thì điều trị triệu chứng giống như việc đắp những bờ đập nhỏ để ngăn dòng chảy ở cuối con suối. Đắp bờ nước sẽ tràn, đắp chỗ này nước sẽ tràn chỗ khác, cho đến khi không còn chỗ đễ đắp bờ, và cơ thể cũng không còn đủ sức để chống chọi, thì cũng đành buông tay chấp nhận số phận vậy. Và vì thế người ta coi đó là bệnh nan y.
Theo cách nhìn của tự nhiên thì chẳng có bất cứ bệnh gì gọi là bệnh nan y cả. Trước đó chúng ta khỏe mạnh cơ mà. Bệnh tật, hay một cơ quan nào đó bị tổn thương chỉ là kết cục của một quá trình diễn tiến. Khi cơ thể của chúng ta bị bắt buộc đi sai hướng, bị vận hành không đúng quy trình, bị làm việc quá tải lâu ngày, bị nhiễm độc, bị sử dụng nguyên liệu, thức ăn nước uống bẩn... mà thôi.
Cơ thể biết cách gây nên bệnh tật, tự khắc nó cũng sẽ biết tự chữa khỏi bệnh tật, khi mà chúng ta biết cho nó cơ hội, điều chỉnh cho nó đi đúng hướng, vận hành đúng quy trình, thải hết độc chất ra ngoài, cơ thể được nghỉ ngơi để phục hồi bộ phận bị tổn thương, sử dụng nguyên liệu sạch..vv…
(Hãy thắp lên Ánh sáng của niềm tin)
Những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh: Thận, Tim, Gan, ung thư…:
Theo nguyên lý âm dương, thận, tim, gan là những cơ quan dương trong cơ thể, vì thế lối sống, tư tưởng, ăn uống của chúng ta nếu thiên về âm tính thì sẽ làm suy giảm chức năng của các cơ quan này, lâu ngày dẫn đến bệnh lý, vì Âm thịnh thì Dương sẽ suy.
- Có người chỉ vì ham thích bia, rượu, lang thang quán xá một giai đoạn nào đó. Bia, rượu là những thức uống rất âm, khi dùng quá nhiều cơ thể sẽ trở nên âm tính, và nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan dương là thận, tim và gan.
- Có người do sở thích ăn đồ ngọt, trái cây, nước đá, thực phẩm bảo quản lạnh (rất âm). Hoặc bị nhiễm độc từ thực phẩm. Khi thực phẩm chúng ta ăn vào hàng ngày không được sạch, ngấm chất kích thích tăng trưởng, phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất bảo quản... (trong tính chất âm dương của thực phẩm, những chất độc này thuộc hàng cực âm). Những thực phẩm âm sẽ làm suy giảm chức năng của các cơ quan dương thận, tim, gan…
- Có người do áp lực công việc quá nặng nề hay làm việc quá sức trong một giai đoạn nào đó (làm cho cơ thể hao hụt hết sinh khí) cộng với việc ăn uống không đúng cách dẫn đến nội lực (dương khí) bị suy giảm. Dương suy thì âm sẽ thịnh, từ đó sẽ suy giảm chức năng thận, tim, gan.
- Có người do đời sống u uất, chán chường, tổn thương về tâm lý, bế tắc kéo dài, khiến tinh thần không được thoải mái làm cho cơ thể dần bị hao tổn dương khí, cũng dẫn đến chứng hư hỏng ở các cơ quan dương thận, tim, gan...
- Bệnh ung thư là một chứng bệnh rất âm, nghĩa là khi cơ thể đã bị bào mòn, hao hụt hết dương khí, hoặc nhiễm quá nhiều độc tố (Các chất độc được xếp vào hàng cực âm). Do vậy bệnh ung thư cũng khởi đầu từ những nguyên nhân trên.
- Bệnh trầm cảm cũng thế, sớm muộn rồi sẽ dẫn đến các tổn thương về thực thể, xuất hiện bệnh mãn tính. Và tổn thương về thần kinh, trí não.
Để điều trị tận gốc các bệnh được cho là nan y, trước hết chúng ta phải quân bình lại âm dương cho cơ thể, vì đây là nguyên nhân chính dẫn đến mọi loại bệnh tật. Khôi phục lại nội lực, nguyên khí (dương) để chữa khỏi nguyên nhân gây ra bệnh.
Có nhiều cách để cân bằng âm dương, chẳng hạn ta có thể sử dụng một phương pháp tập luyện phù hợp, hay nhiều phương pháp kết hợp, hoặc nhờ thầy chữa giúp tăng cường nội lực… Bên cạnh đó, biết cách kết hợp với việc sử dụng thực phẩm đúng đắn. Hiểu biết về các quy luật của thiên nhiên, đời sống... Cuối cùng mới là phương pháp đặc trị riêng cho từng loại bệnh.
Tất nhiên còn phải tùy người, loại bệnh, mức độ nặng nhẹ, duyên nghiệp, nguyên nhân gây bệnh mà áp dụng kết hợp nhiều cách khác nhau cho phù hợp.
Điều cốt yếu là phải hiểu rõ được cấu tạo và cách thức vận hành tự nhiên của cơ thể, từ đó mới khởi lên được niềm tin to lớn của bản thân để bắt đầu điều khiển cuộc sống, cơ thể của mình đi theo một hướng mới, trở về với tự nhiên và những gì đúng đắn.
- Cần một chút kiến thức hiểu biết về tự nhiên, không lệ thuộc vào những lý thuyết, giáo điều, phức tạp.
- Cần một khát khao, mong muốn được khỏi bệnh, một chút chịu thương, chịu khó trong một giai đoạn nhất định.
- Cần đủ duyên để gặp một người dẫn đường thông minh, thiện tâm, đủ khả năng trợ giúp.
Chỉ cần thế thôi, thì chẳng có bệnh tật nào là không thể chữa khỏi.
(Trí, Tâm, Bản năng và Thân thể)
Vì sao các trạng thái tinh thần: buồn phiền, lo âu, giận dữ, uất ức, sợ hãi, cuộc sống bế tắc... lại làm cho cơ thể con người mất hết sinh lực, suy giảm sức khỏe. Là nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo?. Khi đó cơ thể vận hành, biến đổi, chuyển biến như thế nào và điều gì đã xảy ra bên trong khiến chúng ta hao tổn nội lực (dương khí)? Chúng ta sẽ hiểu rõ khi tham gia khóa học Toàn đồ. Lão không nói hết ra đây được vì nó rất dài. Hơn nữa, người bệnh cần có được sự sẻ chia, thấu hiểu. Một cách trực tiếp, từ trái tim đến trái tim, sự cảm thông và giúp đỡ chân thành... mà lão sẽ là người đồng hành tự nguyện. Sẽ có những điều mà lão muốn nói, hàm ý để giúp người bệnh “chuyển được cái tâm” của mình.
Giải thích cho người bệnh hiểu được nguyên nhân thì phải chỉ cho người bệnh hiểu được cách khắc phục, giải trừ những nguyên nhân đó. Có rất nhiều điều chúng ta cần phải được hiểu, những quy luật tâm sinh lý của cơ thể. Những quy luật của thiên nhiên, cuộc đời, những phạm trù tâm lý. Quan niệm về cuộc sống, cách nhìn mọi thứ theo những chiều không gian khác nhau, những bản thể khác nhau và không ngoại trừ cả những yếu tố tâm linh như oan gia, nghiệp quả..vv...
Ví dụ Chúng ta có hiểu vì sao niềm tin lại có thể góp phần giúp chữa bệnh không? Niềm tin sâu sắc sẽ chuyển hóa thành Đức tin. Khi chúng ta tin thì cơ quan nào trong cơ thể được tác động, ý thức hay tiềm thức? Làm thế nào để có thể tin và tác động được? Và khi chúng ta có niềm tin thì điều gì sẽ xảy ra, cơ thể sẽ chuyển biến như thế nào và vì sao sự chuyển biến đó lại làm giảm bệnh tật?
Tin mà không hiểu thì chỉ là sự mù quáng, mê tín và dễ dẫn đến hậu quả không mong muốn mà thôi. Niềm tin đúng đắn phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, hiểu biết đúng đắn; đánh thức tình yêu thương nơi bản thân và cảm thấu được lòng từ bi của người khác.
Một người bệnh nan y không phải là đã mất hết tất cả, họ vẫn còn đủ mắt mũi, tay chân, vẫn còn đó cuộc đời, gia đình, bạn bè, người thân. Họ vẫn có thể làm được tất cả những điều mà họ muốn. Phần lớn họ đã không chết vì bệnh tật mà chết vì sự thiếu hiểu biết của bản thân mình.
Đừng tưởng rằng hành trình tự chữa khỏi bệnh nan y chẳng có gì thú vị. Mang một màu sắc khác, một người bệnh nan y đi trên con đường tự chữa khỏi bệnh cho mình bằng những sự hiểu biết của bản thân, chẳng khác gì một người tu đi trên con đường đạo. Từ “ngộ” mới đến “khởi tu” và từ tu mới đến “chứng”. Một người tu đạo, cho dù là tôn giáo nào, nếu không hiểu rõ con đường mình đi, những việc mình sẽ làm, những điều mình sẽ gặp và kết quả sẽ được những gì ở cuối con đường thì việc tu tập đó đã trở nên viển vông và vô ích.
Một người bệnh nan y khi hiểu rõ nguyên nhân gây nên bệnh của mình và hiểu rõ nguyên lý vì sao có thể chữa khỏi bệnh đó (ngộ), sẽ có mong muốn khởi tâm thực hiện việc chữa trị (khởi tu) và cuối cùng kết quả đạt được là bệnh khỏi (chứng quả).
Sự hiểu biết, thấu rõ bệnh tật sẽ đem lại cho ta niềm tin. Khi hiểu rõ và có niềm tin thì bệnh đã khỏi 50% rồi, một nửa còn lại cũng chẳng còn gì khó khăn với những người có khát khao được sống khỏe mạnh.
(Hành trình của Trí tuệ, Tâm tính, bản năng và thân thể)
Bạn có hiểu vì sao Tôn Ngộ Không lại luôn đi đầu trong Tây Du Ký, không? rồi mới đến Đường Tăng, Bát Giới và cuối cùng là Xa Tăng. (Tác phẩm này của thiền sư Ngô Thừa Ân là để miêu tả sự chuyển biến nội tâm trong một con người khi dấn thân trên bước đường ngộ đạo. Trong đó yêu tinh, quỷ quái là biểu tượng cho những vọng tưởng, suy nghĩ và tham vọng xấu xa nổi lên bên trong mỗi con người).
“Ngộ không” là ngộ về trí, sự hiểu biết, cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng đúng với bản chất của nó. Đường Tam Tạng là chỉ “Tạng tâm” của con người. Trư “Ngộ năng” là đại diện cho bản năng, hành vi, thói quen của chúng ta: thấy đẹp thì thích, thấy ngon thì thèm và thấy khó khăn thì muốn bỏ cuộc. Cuối cùng là Xa “Ngộ tĩnh” tức ngộ về thân thể.
Trên bất cứ con đường đúng đắn nào thì thứ tự sẽ là: Sự hiểu biết bao giờ cũng là điều đầu tiên cần phải có (ngộ không). Khi hiểu rồi thì sẽ có tâm mong muốn thực hiện (khởi tạng Tâm). Khi đã hiểu biết và có tâm mong muốn thực hiện chúng ta mới có thể thực hành để thay đổi tư tưởng, hành vi, thói quen của mình (thay đổi bản năng), từ đó đạt được điều lợi lạc cho cơ thể (ngộ tĩnh). Và thế là thoát khỏi được bệnh tật, thay đổi được cuộc đời số phận. Chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc.
Đôi khi chợt nghĩ, cũng là thiệt thòi cho những người chẳng có bệnh nan y. Bởi họ sẽ không được đi trên con đường nhiều thú vị đó. Những sự trải nghiệm mới lạ, khám phá những năng lực kỳ diệu của bản thân và cuối cùng là sự vỡ òa: hóa ra cuộc đời không chỉ thế.
Lão tiensinh.
Cảm ơn vì bạn đã đọc.
Bài liên quan:
Phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc
Sẽ chia tâm sự với người bệnh
Về với yêu thương
Nguồn tin: Barbara Ann Brennan, Sogyal Rinpoche, Michio Kushi, Masanobu Fukuoka, Osho, George Ohsawa, Som Sujeera, G.P.Malakhov, Maha Thera Narada, Kinh sách Phật Giáo, Lão Tử, Trang Tử.. Wikipedia, Internet…
Chào thầy.Con năm nay 25 tuổi.Người con như kiểu trên mây, người đi mượn,không kiểm soát được cơ thể của bản thân.Người uể oải mệt mỏi thiếu sức sống,thiếu năng lượng,chán nản chả muốn làm gì.Mặc dù đi khám không bệnh tật gì cả.Con muốn thầy tư vấn và muốn tham gia khoá thiền của thầy.
@Nguyễn Sinh Quân . Bạn liên hệ theo hướng dẫn ở mục "Liên hệ"' trên trang web nhé