Kỳ 1: Vì sao bệnh trầm cảm khó chữa khỏi?
Trầm cảm không chỉ là tình trạng nặng nề của cảm xúc buồn bã, đau khổ hay chán nản. Tuy những cảm xúc này có thật, nhưng trầm cảm là trạng thái hoàn toàn khác của bất cứ điều gì chúng ta từng biết xảy ra trong tâm trí cũng như thân thể.
Trong trầm cảm, chúng ta biết rất rõ sự hồ nghi tồn tại trong đầu. Chúng ta nghi ngờ chính mình vì không thể quyết định dễ dàng mọi việc. Và khi đưa ra quyết định, chúng ta cũng nghi ngờ đó có phải là quyết định đúng hay không. Chúng ta thường xuyên phán đoán, không biết nỗ lực của mình có đem lại kết quả như mong muốn không. Chúng ta hoài nghi cả việc hiểu mình và hiểu cuộc sống.
Với trầm cảm chúng ta có nhiều cảm xúc như sự vô vọng, sự vô dụng, và một nỗi buồn da diết không thể giải thích. Chúng ta cảm thấy cô đơn. Lo âu khiến tim đập mạnh. Tuyệt vọng làm ta mệt mỏi. Buồn rầu và chán chường làm con tim thổn thức. Trầm cảm không những là một căn bệnh về tinh thần mà còn là nỗi đau đớn về thể xác. Thiếu sinh lực, thân thể nặng nề, đau nhức, trầm uất và đau buồn tới tận xương tủy. Người trầm cảm luôn buồn rầu và tỏ vẻ đau đớn vì không ý thức được việc gì từ cảm giác. Đôi khi ý tưởng cái chết nhen nhúm trong đầu và có thể chúng ta có ý tưởng tự vẫn.
Trầm cảm đến từ từ. Có thể giống như tia nắng tắt dần buổi chiều tà, chúng ta không ý thức được đến khi mắt chúng ta không còn nhìn thấy bàn tay chìa trước mắt. Hoặc cũng giống như chúng ta đi trong sương mù nhẹ, không thể nhận biết cho đến khi hơi nước thấm ướt hết quần áo và cái lạnh thấm vào tận xương tủy.
Tuy đối với mỗi người thì tình trạng trầm cảm có khác biệt, nhưng chúng vẫn có nhiều yếu tố chung. Chúng chứng minh có một tiến trình vật lý đang diễn ra. Và trầm cảm là một căn bệnh về tinh thần lẫn thể xác. Nó khiến chúng ta không còn nhận thức được những điều tốt đẹp trong hiện tại và đặt hy vọng ở những giai đoạn kế tiếp. Nó biến cuộc sống con người thành điều tệ hại.
Người bị chứng trầm cảm nhẹ thì ảnh hưởng đến tinh thần, nặng hơn thì ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mức độ trầm trọng thì có thể dẫn đến rối loạn hành vi, nhân cách, các chứng tâm thần, các bệnh mãn tính khó chữa..vv...
Thiết nghĩ mọi người đã tìm hiểu nhiều về chứng trầm cảm, nguyên nhân cũng như cách chữa trị nên lão sẽ không nhắc lại nữa kẻo mất thời gian của các bạn.
Nhưng tại sao hiệu quả chữa trị bệnh trầm cảm vẫn không như ý muốn của chúng ta?
- Dùng thuốc chăng? Chúng ta sẽ bị ám ảnh bởi tác dụng phụ của thuốc an thần (nhóm thuốc chủ yếu được dùng để điều trị cho bệnh trầm cảm) nếu dùng kéo dài, có khi chúng ta sẽ trở thành người thụ động, chậm chạp, lờ đờ thậm chí ngớ ngẩn và nếu thôi không dùng thuốc nữa thì… hiệu quả cũng không hoàn toàn như mình mong đợi.
- Trị liệu tâm lý chăng? trị liệu như thế nào? phương pháp nào mới đúng với trường hợp của mình? ai sẽ giúp bệnh nhân trị liệu tâm lý? Cốt lõi, chìa khóa, nguyên lý tác động của việc trị liệu tâm lý là gì ?
Và rồi, nếu không may mắn, mọi việc cũng chỉ dừng lại ở mức chung chung, bệnh cũng có thuyên giảm, nhưng cuối cùng thì vẫn vậy, và… đành mặc kệ.
Nhưng rồi vẫn còn đó một sự mơ hồ, một câu hỏi cứ lẩn khuất trong chiều sâu tâm khảm chúng ta: tại sao lại thế chứ ? sao ta lại thế? tâm điểm là ở đâu? Liệu có cách nào chữa trị tận gốc không? Cứ tiếp tục thế này thì mọi việc rồi sẽ ra sao..??...
Lão sẽ đề cập đến một cách nhìn khác của tự nhiên về bệnh trầm cảm, đơn giản, hợp với quy luật thiên nhiên và vì sao Tây y hay Đông y hoặc tâm lý trị liệu khó chữa khỏi bệnh này.
Vì sao Đông y khó chữa khỏi bệnh trầm cảm:
Theo đông y trầm cảm có nguồn gốc từ thất tình, là bảy thứ tình chí hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục (mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, kinh, sợ). Bảy thứ tình chí này ở dưới sự điều tiết chính thường của cơ thể là hiện tượng sinh lý bình thường không gây nên bệnh. Nhưng mỗi khi có một sự biến động lớn hoặc kéo dài quá lâu thì thường ảnh hưởng đến sự lưu thông của khí huyết, sự điều hòa thống nhất của công năng nội tạng mà gây nên bệnh.
Người buồn thương quá đỗi mà sinh ra chứng mất ngủ kém ăn, người tức giận quá chừng mà sinh chứng choáng đầu thổ huyết, người uất ức lâu ngày mà sinh như ngẩn như ngơ, người ức chế tâm lý kéo dài mà sinh ra muộn phiền cáu gắt, người nhiều lo lắng hoặc mang tâm sự buồn chán lâu ngày không có cách giải quyết mà vì thế chẳng cảm nhận được niềm vui trong cuộc sống..vv...
Cho rằng nguyên nhân bệnh trầm cảm là do 7 trạng thái tình cảm mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, kinh, sợ và do tổn thươn công năng nội tạng gây nên. Nhưng làm sao để giải quyết, từ đó chữa khỏi bệnh trầm cảm thì Đông y lại chỉ giải thích chung chung. Uống thuốc để làm gì? Để nâng cao thể trạng, bồi bổ sức khỏe chăng? Và cho dù bạn đã dùng nhiều thuốc này thì tiến triển của bệnh vẫn không như ý. Châm cứu bấm huyệt để làm gì, tác dụng vào đâu?... Tuy họ cũng có cách kiến giải, nhưng lối giải thích chung chung của thầy thuốc Đông y vì thế đã rất khó trong việc chữa khỏi được bệnh này.
Vì sao Tây y khó chữa khỏi trầm cảm:
Khi dùng thuốc, có chăng chúng ta đang sữa chữa sai lầm này bằng một sai lầm khác? Thay vì phải phục hồi, làm cho cơ thể chúng ta vận hành trở lại như cũ, để nó cho chúng ta một trạng thái tinh thần khỏe mạnh, thì Tây y lại chọn giải pháp dùng hóa chất để ức chế hoạt động thần kinh của não bộ!? Khi một con ngựa bị nổi chứng điên, chạy nhảy lung tung, thay vì chữa cho nó hết chứng điên để nó trở lại bình thường thì chúng ta lại chỉ nhốt nó vào chuồng, để nó khỏi chạy đi lung tung mà thôi.
Thuốc ức chế thần kinh, nhóm thuốc an thần trong điều trị trầm cảm của Tây y, cơ chế tác động của nó cũng giống như việc chúng ta đã làm với con ngựa vậy. Khi một người bị bệnh trầm cảm thì đầu óc, trí não của người đó đã bị ảnh hưởng, thay vì phục hồi sức khỏe, trả lại sự bình thường cho não, thì người ta lại dùng thuốc an thần để ức chế não bộ, gây ngủ, làm chậm các phản xạ thần kinh... về cơ bản, giống như đóng một cái chuồng để nhốt con ngựa bị chứng điên lại mà thôi, chứ không phải là chữa cho nó hết chứng điên.
Và phần lớn là có nhiều bệnh nhân trở nên chậm chạp, lờ đờ, ủ rũ. Không uống thuốc thì vẫn không ngủ được, uống thuốc thì lại ngủ li bì, mê man, đầu óc mụ mẫm, sức khỏe không được cải thiện và cuối cùng thì rất nhiều trường hợp bệnh chỉ thuyên giảm nhất thời mà thôi, rồi mọi thứ vẫn như cũ, chưa kể đến những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
Tâm lý trị liệu có giúp chữa khỏi bệnh trầm cảm:
Các bác sỹ, tư vấn tâm lý đã cho rằng, một người bị bệnh trầm cảm là do người bệnh đã không thoát khỏi được các trạng thái tâm lý không mong muốn từ đó gây nên bệnh trầm cảm. Do đó họ hướng dẫn bệnh nhân theo hướng tìm cách giải quyết các vấn đề, nhìn nhận vấn đề, quan niệm cuộc sống theo một cách khác, từ đó mong lập lại trạng thái tâm lý cân bằng cho người bệnh. Điều này hoàn toàn sai và chẳng thể có tác dụng.
Một bộ não mang chứng trầm cảm thì giống y như một người đang bị ốm yếu, nghĩa là đang ở trong trạng thái không bình thường. Vậy mà chúng ta chỉ nói với nó rằng hãy bình thường đi, hãy làm như thế này, như thế kia... Cũng chẳng khác gì khi ta nói với một người đang bị ốm, mày đừng ốm nữa, mày phải dậy đi làm bình thường đi… trong khi lại chẳng có cách gì chữa giúp cho họ khỏi ốm.
Một não bộ đang bệnh, một thân thể đang ở trạng thái không bình thường, đã không tìm ra căn nguyên để chữa trị cho nó, giúp nó phục hồi sức khỏe, mà lại chỉ nói với nó cứ bình thường đi, cứ phải nên như thế này hay thế kia thì đó là một điều không thể.
Vì thế tâm lý trị liệu khó mà giúp được gì đó cho bệnh trầm cảm, đôi khi người bệnh lại thấy họ chỉ nói những điều đã cũ, những điều mà mình đã biết, chẳng có gì mới mẻ cả. Và phần lớn người bệnh còn hiểu căn nguyên, lý lẽ của bệnh tật, của đời sống còn hơn cả những ‘chuyên gia’ tâm lý này nhiều.
Theo nguyên lý ngũ hành: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy sẽ tương ứng với các cơ quan nội tạng Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận là tác nhân của các trạng thái tình cảm giận, mừng, lo, buồn, sợ. Khi các cơ quan nội tạng của chúng ta bị ảnh hưởng cũng sẽ sinh ra các trạng thái tiêu cực không mong muốn. Ví dụ: người có tạng Phế kém sẽ dễ sinh chứng buồn bã, u sầu. Người có tạng tâm kém sẽ mừng vui, buồn giận thất thường, Người có tạng thận kém sẽ thường xuyên lo sợ, bất an, đầu óc cứ suy nghĩ liên miên không dừng lại được…
Và ngược lại, nếu một người bình thường khi có những trạng thái tình cảm không mong muốn tương tự kéo dài, cũng sẽ gây ra sự tổn thương cho các cơ quan nội tạng tương ứng.
“Không thể có một tinh thần khỏe mạnh trong một cơ thể ốm yếu”. Khi trạng thái tinh thần của chúng ta không ổn, thì ở một mức độ nào đó tình trạng cơ thể của chúng ta cũng đã có vấn đề rồi.
(Trầm cảm có nguyên nhân từ tình cảm)
Âm và dương, Thân và tâm, nói là một thì không đúng, nhưng nói là hai thì cũng chẳng phải, mà nó là hai trạng thái chuyển hóa lẫn nhau. Có thể dùng tâm để tác động đến thân, và ngược lại có thể dùng thân để tác động đến tâm. Chỉ cần cân bằng được thân và tâm thì mọi việc đều ổn, cuộc đời sẻ thay đổi, vận hạn tai ương sẽ được hóa giải, mọi bệnh tật sẽ được tiêu trừ. Những giai điệu du dương, ngọt ngào của đời sống sẽ lại bắt đầu vang lên từ cây đàn cơ thể của bạn.
Bệnh tật chủ yếu được xem như một trạng thái mất cân bằng. Với bệnh trầm cảm, sự mất cân bằng này thường xảy ra giữa trái tim và bộ óc, giữa tinh thần và thể chất, giữa con người với cuộc sống...
Việc cần làm là hãy trả cơ thể về với quy luật tự nhiên, cân bằng âm dương. Con tàu đã trượt khỏi đường ray, hãy đưa nó trở về đúng vị trí như cũ là việc nên làm, con tàu sẽ tiếp tục hành trình một cách ổn thỏa. Bạn có nghĩ như thế không ?
Lão tiensinh.
Cảm ơn vì bạn đã đọc.
Bài liên quan:
Kỳ 2: Chữa khỏi bệnh trầm cảm không cần dùng thuốc
Thưa thầy, xin kính chúc thầy sức khỏe. Như thầy viết để đưa một bệnh nhân trầm cảm trở về với quy luật tự nhiên- cân bằng âm dương- tức là về đúng vị trí của nó thì ta phải làm như thế nào cho hiệu quả ạ ? Nhất là đối với những bệnh trầm cảm nặng ?
Chào Lão tiên sinh
Trò đăng kí tham gia khóa học ngày 25/7 ạ
Cảm ơn Lão tiên sinh.