Cảm ơn vì bạn đã ghé thăm trang này            - Lão hâm tiensinh nên viết tắt là lão tiensinh -       facebook.com/laotiensinhh

Biết mình có bị bùa ngải hay không?

Thứ bảy - 05/12/2015 08:56

Phần II: Ngải là gì?

Làm thế nào để biết mình có bị bùa ngải hay không?
(Kỳ 3):

        Muốn biết mình có bị bùa ngải hay không thì làm thế nào? Trong những lúc chông chênh nào đó có lẽ đôi khi ta cũng đã tự hỏi mình một cách nghi hoặc như thế. 
 
 
(Một cây thuộc họ Ngải)
(Một cây thuộc họ Ngải)
 
         Ngải thuộc họ thực vật, thân thảo, có củ. Củ nhỏ nhất thì nhỏ hơn củ nghệ một chút như ngải đen, ngải nàng thâm, nàng xoài; lớn hơn thì có thể to bằng con heo đất như ngải hổ, ngải tượng..vv... Một số loài đã có tên khoa học và đã được công nhận tính năng chữa bệnh hay giúp ích cho cơ thể con người, bởi các nhà nghiên cứu khoa học công bố. Chẳng hạn có những loại củ cây ngải có thể giúp tăng cường sinh lực, tăng sự dẻo dai mà dân phu trầm thường hay dùng trong những chuyến luồn rừng dài ngày. Người ta thường hay nói “ngậm ngải tìm trầm” là vì thế. Ví dụ Ngải tím (dân gian gọi là gừng đen) có vị cay, nóng, ấm có tác dụng chữa các bệnh Khí huyết ngưng trệ, bụng trướng, máu đông..vv…
       Nhưng đa phần cây ngải vẫn còn mang nhiều bí ẩn mà tên gọi chỉ được truyền miệng qua kinh nghiệm dân gian.
      Ngược lại với những loài ngải có tính dược liệu thì cũng có những loại ngải có tính độc, nhẹ thì gây mẩn ngứa ngoài da, nặng hơn thì ngộ độc, dẫn đến bệnh tật hoặc mất mạng. Đây là lẽ tự nhiên, có loài này ắt có loài kia, về tính chất chẳng khác gì những loại nấm độc, hay lá ngón mà ta thường gặp.
 
          Giới luyện ngải thường dùng một loại cây ngải biết ăn thịt, để tăng thêm sự huyền bí. Thực tế, theo khoa học thì trong tự nhiên có những loài cây mà khi sống ở những nơi đất bạc màu, để có thêm dưỡng chất nuôi thân, hoa của chúng tiết ra một loại dịch tạo mùi để hấp dẫn côn trùng. Khi chạm vào, chúng sẽ có cơ chế cử động giống như lá của cây xấu hổ để “ôm” lấy con mồi, rồi tiết những dịch có chứa vi khuẩn và thành phần hóa học phân hủy chất hữu cơ tạo thành dưỡng chất nuôi cây.
       Những cây non dưới 3 năm tuổi chỉ có thể bẫy được côn trùng nhỏ như ruồi, muỗi... Cây trên 3 năm tuổi thường cao khoảng 0,5 mét, thân cành chằng chịt rối rắm thành một bụi lùm có thể bắt chim chóc, chuột, sóc... Những cây trên 5 năm tuổi tạo thành một bụi lùm khoảng 1 đến 2 mét vuông trở lên sẽ bắt được những động vật lớn hơn như gà, chồn... (Bạn vào youtube và tìm cây ăn thịt, hay thực vật ăn thịt thì sẽ có những hình ảnh sinh động về loài cây này). Ví dụ cây trong ảnh dưới dân địa phương gọi là cây nắp ấm, hay cây dương vật (vì vẻ ngoài của nó), phần nắp phía trên thường mở ra và đóng lại để bắt côn trùng.
        Khi tiếp xúc với loại cây họ này chỉ cần cẩn thận với những chất dịch tiết ra từ hoa của nó. Nếu chạm vào da, những giọt a xít ấy không đủ làm phỏng ngay, nhưng cũng đủ để gây dị ứng, tấy đỏ. Chỉ cần dùng cồn để xoa vào diệt khuẩn rồi dội nước để rửa sạch chất axít là được.
 
(Một rừng cây ngải có khả năng ăn thịt trên núi Koh Pov, Campuchia)
 
 
        Tương truyền rằng, khi luyện ngải, các thầy bùa, pháp sư phải nuôi ngải bằng máu gà và máu của mình... rồi tắm cho ngải, cho ngải ăn vào giờ nhất định, đọc thần chú cho ngải nghe..vv... Chăm ngải còn hơn cả chăm con so, cùng với đủ thứ chuyện ly kỳ khác.
       Thực tế, với những loài cây có thể hấp thụ được protein của động vật, thì việc protein đó được lấy từ những loài như côn trùng nhỏ, hay từ những động vật khác như chim, các loài thú nhỏ hoặc từ máu gà, hay máu người, thì nguyên lý đều như nhau, chẳng có gì khác biệt. Cũng giống như việc khi ta có thể ăn được thịt gà, thì cũng có thể chén được thịt voi vậy.
       Nhưng vì sao trong việc “luyện ngải” người ta lại thêu dệt nên lắm chuyện huyễn hoặc, u linh đến thế? Việc cho ngải hấp thụ máu người luyện có thật hay không? làm vậy để làm gì? Không làm như thế thì ngải sẽ không linh, không hiệu nghiệm hay sao?..vv..  Và còn bao nhiêu là đồn thổi, truyền tụng ly kỳ, bí hiểm hư hư, thực thực nữa.
 
        Lão cũng không có ý định giải thích chi tiết mọi việc ở đây, bởi nó liên quan đến chiều sâu của tâm thức con người để có thể đạt được quyền năng đặc biệt. Điều này lão nghĩ một số vị được gọi là chuyên gia “luyện ngải” đôi khi cũng không hiểu, chỉ vì được học như thế nào thì làm như thế thôi, chỉ vì cứ nghĩ phải làm như thế thì Ngải nó mới linh..vv... Cũng như nhiều người đã không hiểu, khi theo học một phương pháp, một giáo phái nào đó tại sao lại có lắm quy tắc, giới luật rườm rà phải tuân thủ đến thế, thậm chí nhiều thứ còn chẳng được hiểu là để làm gì. Họ không hiểu nguyên nhân, lý do vì sao mà những người đi trước đã đặt ra những quy định đó.
 
         Nhưng có thể tóm tắt là: Tư tưởng sẽ định hướng cho hành động, tư tưởng và hành động huyền bí sẽ tạo nên đức tin vào những huyền thuật. Đức tin sẽ giúp chuyển biến được tâm thức, và từ tâm thức có thể đi vào thế giới tâm linh. Đó là con đường phải đi của giới huyền thuật, nhằm tạo nên những hiện tượng, những khả năng khác thường, nằm ngoài phạm vi hiểu biết thông thường của đời sống, trong đó có hiện tượng bùa, ngải.
Lão sẽ giải thích mọi thứ vào một dịp khác, để các bạn sẽ hiểu thế nào là tâm thức, tâm linh, những hiện tượng huyền bí, những khả năng khác thường từ đâu mà ra, những điều lạ lùng do đâu mà có. Bản chất của huyền thuật, của Mật Tông cũng như của Thôi miên và một số trường phái khác là gì. Lý do vì sao những ông thầy luyện ngải, hay những người xin ngải về để sử dụng vào mục đích gì đó, hoặc bị ngải hại khi được “trục” ngải lại thường phải tuân theo, làm theo những việc, những lời dặn khá... kỳ quặc ?!
       Những bạn học thiền cấp 3 ở chỗ lão sẽ được tìm hiểu ít nhiều, để từ đó có thể tự tin mọi lúc, mọi nơi, biết cách ứng xử, đối diện với mọi hoàn cảnh, biết cách chữa khỏi mọi bệnh âm mà không sợ rơi vào ma trận của thế giới huyền bí.

 
(Một loài họ ngải được trồng làm cảnh)
 
 
       Về bản chất thì Ngải không khác gì bùa chú. Dân gian cho rằng có những người chết trở thành những vong linh đói khát, oan khuất, lang thang vất vưởng. Họ thường tìm đến những nơi có thể được cho ăn, tìm đến những nơi như đình chùa để được thí thực, hay những loài ngạ quỷ thường tìm đến các lò mổ để được thỏa mãn ham muốn của mình.
      Giới luyện ngải cho rằng khi có những loài cây có thể ăn được thịt, thì những vong linh cũng có thể nương tựa vào những cái cây đó để thỏa mãn được nhu cầu ăn uống và những ham muốn khác của mình. Nuôi cây, nuôi ngải, nghĩa là nuôi vong, và tôi nuôi ông thì ông phải làm gì đó cho tôi.
 
       Tương truyền các thầy pháp thường đọc thần chú để nhốt vong vào ngải khi luyện ngải, chăm sóc cầu kỳ để vong không bỏ đi, và khi cần thì sai khiến ngải (vong) làm việc gì đó cho mình.
      Theo quan niệm, Bùa chú thì nhờ trợ lực của thần chú mà nhốt vong vào nét vẽ, tờ giấy. Ngải thì dùng thần chú để vong lệ thuộc vào một loại thực vật. Về cơ bản không khác gì nhau. Nên cứ gọi chung là Bùa ngải. Bên Thái Lan, Lào, Miên (Campuchia), những lá linh phù đi kèm những câu thần chú cũng đều được gọi là Ngải.
 (Còn tiếp)
 
Lão tiensinh.
Cảm ơn vì bạn đã đọc.
 
Bài liên quan:
Kỳ 4: Biết mình có bị yểm bùa hay không?
Nguyên nhân dẫn đến bệnh nan y
Phương pháp chữa trị toàn đồ - Chữa khỏi mọi bệnh tật không cần dùng thuốc

 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây