Cảm ơn vì bạn đã ghé thăm trang này            - Lão hâm tiensinh nên viết tắt là lão tiensinh -       facebook.com/laotiensinhh

Hạnh phúc - Tình yêu dưới cách nhìn của dưỡng sinh

Thứ bảy - 05/12/2015 14:52
       
      Người ta thường nói “Hôn nhân sẽ giết chết tình yêu”. Lão không tin điều này lắm, nhưng có lẽ cũng đúng vì thấy có không nhiều lắm những đôi nam nữ được hạnh phúc sau khi kết hôn nhân danh tình yêu. Tình yêu thường mù quáng vì nó là biểu hiện của bản năng tự nhiên, nên có người cho rằng kết quả của tình yêu, là hôn nhân, thường trải qua trong lắm nỗi muộn phiền, có khi là cay đắng, nghe cũng không phải là vô lý lắm.

 

 
     Nếu nàng không thích hiểu về ta hoặc ngược lại ta cũng thiếu hiểu biết về nàng, hoặc chỉ để thỏa mãn nhu cầu háo danh, háo lợi, háo sắc hay chạy theo cảm tính. Thường những cuộc hôn nhân kiểu này có thể sẽ không được êm thắm, vì ta và nàng đều không được hài lòng, từ đó dẫn đến vô trách nhiệm trong cuộc sống gia đình.
Hạnh phúc là thứ mà người ta cố sức tìm kiếm trong đời, nhưng ta lại thường thấy gia đình lẽ ra là nơi tạo ra hạnh phúc thì đôi khi lại là chỗ hơn thua, trách cứ, có khi là vực thẳm buồn đau. Vì sao, nguyên do nào mà đời sống vợ chồng của hai kẻ một thời sẵn lòng hái sao tặng nhau, tặng cả núi đồi, cùng chung hơi thở... lại trở nên lắm nỗi u hoài?
  
     Điều quan trọng đối với cả hai trước khi kết hôn là nên xem xét phẩm hạnh của người bạn đời tương lai cũng như của cha mẹ người đó, đồng thời tìm hiểu tư tưởng, nhân sinh quan và cuộc sống của họ. Phẩm hạnh tốt không phải là kiểu cách hay lịch sự bề ngoài, biết cách quan tâm hay chiều chuộng người khác, mà là bản chất tiềm tàng bên trong được biểu hiện qua từng hành vi, cử chỉ, việc làm, lời nói..vv...
 
     Trong tự nhiên thì muôn loài đều cùng tiến hóa theo lối sống và bản năng của mình, đều thay đổi hình tướng, tính cách theo điều kiện và môi trường sống..vv... hay nói cách khác bản chất bên trong sẽ được phản chiếu ra hình tướng bên ngoài, đó cũng chính là cơ sở của môn Tướng số học.
Hình tướng của một con người thì được tạo nên bởi di truyền từ bố mẹ, lối sống và nhân cách của người đó, bởi vậy nhìn một người chúng ta có thể biết bố mẹ người ấy thế nào, biết người ấy được nuôi dưỡng có đúng cách hay không và cũng biết được bản chất là tốt hay xấu của họ.
      Bước đầu gặp gỡ, chúng ta có thể dựa vào nhân tướng học để nhận xét người đối diện. Trước hết và dễ nhất là xem tai. Đôi tai không những là thước đo sức khỏe hiện tại, mà còn cho thấy số phận và đường hướng cuộc đời. Một đôi tai đúng tiêu chuẩn là người đã có quãng thời gian dài trong quá khứ sống hợp với các quy luật của tự nhiên, vì thế cuộc đời của họ cũng trở nên tốt hơn và ít gặp phải những biến cố. Người có trái tai quá nhỏ hoặc không có, có khi tai lại vểnh ra, hoặc nhọn ở đầu trên, thường chịu cảnh  khổ cực về thể xác lẫn tinh thần. Nhân tướng học Phương Đông gọi đây là “tai của người nghèo”, có tính chất hạ đẳng về cả đời sống lẫn tâm hồn. Một đôi tai nhỏ và dịch lên trên, theo quy luật tiến hóa của tự nhiên (lão đã giải thích trong khóa học) thì đây là hệ quả của việc trong quá khứ sử dụng quá nhiều thịt cá và sữa nhân tạo, biểu hiện của mẫu người nhỏ nhen, ích kỷ, không biết quan tâm đến người khác. Từ ngàn xưa, tầm quan trọng của đôi tai đã được nhìn nhận khắp thế giới. Nhìn các tượng Phật hoặc hình ảnh các bậc thánh hiền, đủ biết cổ nhân rất tôn sùng những ai có đôi tai đẹp”.
     Ngoài đôi tai, chúng ta cũng có thể nhận biết người khác qua hình tướng, khuôn mặt, sắc thái bàn tay và đường chỉ tay (lão sẽ viết chi tiết ở một bài viết khác).
Tình yêu? Hạnh phúc? Trong tai họa thì người ta vẫn luôn chọn thứ trẻ trung hơn và dễ nhìn hơn. Dù sao thì tính tình và tư tưởng mỗi người một khác, do đó có thể chấp nhận tất cả miễn là  người ta không thuộc kiểu người quá hung bạo, ty tiện hoặc thô lỗ.

 
(Tai phản ánh sức khỏe, số phận và đường hướng cuộc đời)
 
 
      “Mọi người sinh ra đều được hạnh phúc; nếu không đó là lỗi tại họ”. Hành vi, tính cách được điểu khiển bởi não bộ, mà não bộ thì được nuôi bởi khí huyết, và khí huyết được hình thành từ những thực phẩm mà con người chúng ta ăn vào hằng ngày. Vì vậy, có thể nói rằng hôn nhân cũng chẳng phải đã an bài với những ai rút phải lá thăm không may mắn, bởi con người cũng có thể đổi thay nhờ thực phẩm, tư tưởng..vv...
Một người nếu thường ăn thức ăn với nhiều gia vị quá mức, sẽ không kiểm soát được lời nói, họ thường bột phát, có khi chua cay, dễ làm chạnh lòng người khác. Một người thường ăn những thức ăn nhiều âm tính, lời nói sẽ nóng nảy, tính nết bất cần, dễ gây tổn thương cho những người thân xung quanh mình..vv... Ngược lại nếu hiểu biết các quy luật của tự nhiên, biết sử dụng thức ăn đúng đắn, con người cũng sẽ trở nên ôn hòa, giàu tình thương, bao dung và độ lượng. “Ai cũng làm ta vui. Người khiến ta vui vì ta thấy họ, còn có người khiến ta vui vì ta không phải thấy họ là thế.
 
      Người nào lúc nhỏ ăn quá nhiều thức ăn ngọt (có đường) lớn lên sẽ dễ bị liệt dương, lãnh cảm, còn nếu ăn quá nhiều thịt sẽ dễ trở nên tàn nhẫn và thô bạo trong quan hệ ái ân. Đáng buồn nhất là người ăn uống hỗn loạn vừa quá âm, vừa quá dương (đường, thịt, sữa, cà phê, rượu, nhất là những thực phẩm tinh chế và xử lý hóa học) sẽ thường suốt đời không được hưởng lạc thú đích thực của hạnh phúc, tình yêu.
 
     Đức tính quan trọng nhất của nam giới là lòng dũng cảm (đừng nhầm với tính nóng nảy, côn đồ, hung hãn do ăn uống vô độ). Thêm vào đó là tính cách chính chắn, khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh, có trách nhiệm, đúng đắn, đáng tin và cao thượng. Người đàn ông có những đức tính này thường dậy sớm với đầu óc tỉnh táo, khỏe khoắn. Người như vậy thường không hảo ngọt, cũng không nhậu nhẹt sa đà.
Đức tính quan trọng nhất của phụ nữ là biết dịu dàng, khiêm tốn, kiên nhẫn, thanh lịch, tin yêu, tóm lại là đầy nữ tính (người hiểu được nguyên lý cân bằng trong lối sống, âm dương trong ăn uống thường dễ đạt được điều này).
 
      Có một nhà thơ nói: “Đừng bao giờ đánh đàn bà. Dù bằng hoa thắm nõn nà mềm tươi”. Nhưng mà khổ quá, kiểu phụ nữ đáng được nâng niu như thế ngày nay có lẽ cũng hiếm! Bởi vậy, có kẻ lại nói: “Phải đánh đàn bà, kể cả nện bằng đá nếu cần”. Thật ra, nếu gặp những người phụ nữ có tính nết đáng đánh thì chúng ta cũng đừng nên đến gần, vì có đánh thì cũng chẳng thay đổi được gì đâu. Khổng Tử xưa kia thuyết giáo khắp thiên hạ, Quân thần đều nghe. Nhưng rồi, ông đã phải ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Đàn bà và hạng tiểu nhân, là hai loại người không thể nói chuyện được”. Hẳn lúc đương thời ông đã gặp phải một người phụ nữ ghê gớm đến mức nào để ông phải thốt lên những lời đắng cay và chua chát như thế.
Chúng ta cũng không có ý nói người phụ nữ phải ngoan ngoãn, phục tùng, mà chỉ mong họ đừng nên “bướng” quá thôi, bạn nhỉ.
 
 
(Thiền định và tình yêu)
 
 
       “Theo đúng tự nhiên, đàn ông hướng dẫn đàn bà bằng tinh thần và lý trí, còn đàn bà điều khiển đàn ông bằng sinh lý và tình cảm, đặc biệt là qua nghệ thuật nấu ăn bồi bổ sức khỏe và quân bình tâm trí bạn đời. Đàn ông phải cố yêu tới cùng, trong khi đàn bà phải làm cho mình được yêu thương chân thật, và người đàn bà nên phát triển những khả năng này trong sự dịu dàng, đằm thắm.
      Làm cho người ta yêu, nghe qua thì tưởng là dễ, nhưng thật ra cũng khó. Có nhiều phụ nữ, nhất là lớp người trẻ, “hiện đại”, cứ yên chí rằng đàn ông yêu thương đàn bà là lẽ đương nhiên, và họ là đàn bà nên họ có quyền được yêu. Họ thậm chí chẳng cần biết mình có đáng yêu hay không, hay ít ra có cố gắng làm cho người ta yêu được hay chưa?. Có điều gì đó chưa ổn lắm ở đây thì phải. Vì quyền được yêu thường chỉ có với một điều kiện: mình phải tỏ ra là người đáng yêu, đáng mến chứ. Tình yêu chân thật chỉ đến với ai cố gắng làm cho người ta yêu. Muốn sống hạnh phúc, người phụ nữ phải cố gắng làm cho mình trở nên đáng yêu, và người đàn ông phải hết lòng yêu thương trìu mến.
 
     Bạn có nghĩ một gia đình tươi vui, ấm cúng sẽ là nơi nghỉ ngơi, bồi sức dưỡng tâm, và đó là gốc rễ của sự sống, là cội nguồn sinh lực, là căn bản của cuộc đời?! Nếu gia đình u buồn, lạnh lẽo, thì cuộc đời chúng ta đã trở nên khốn khổ; người đàn ông sẽ bỏ nhà tìm đến những nơi vui chơi thỏa thích, được ân cần chiều chuộng, hoặc lê lết lần theo những khoái lạc xác thân như thú tách bầy mê mải kiếm ăn trong chốn đồng hoang, để rồi cứ mãi sa chân, lạc lối về. Người đàn bà có khi sẽ bỏ mặc con cái, chẳng còn yêu thương, chán chường mọi thứ, và thế là những cơn sóng bất hạnh, tai ương cứ theo nhau đổ xuống.
 
      “Để làm cho gia đình trở nên đúng nghĩa tổ ấm, có nhiều điều kiện, mà trước hết và quan trọng nhất đó là sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Ông Emerson, nhà triết học người Mỹ nói: “Sức khỏe là điều kiện đầu tiên của hạnh phúc”; một triết gia Hy Lạp cũng nói: “Sức khỏe tạo ra sự hoan hỉ, niềm vui, và niềm vui tạo ra hạnh phúc”. Không có sức khỏe thì chẳng ai làm được việc gì, dù có tiền bạc, kiến thức, con ngoan, vợ đẹp, chồng tài.
 
      Một gia đình khỏe mạnh, đó là một gia đình vui tươi, hạnh phúc, một khu vườn hoa chen đua nở và tràn đầy hương sắc. Ngược lại, gia đình bệnh hoạn chẳng khác gì một mái nhà mồ vật vờ những bóng ma sầu thảm. Thật vậy, cuộc đời có giá trị gì khi người ta bệnh hoạn, và sống có ích gì khi đời không thể vui, không thể chơi, chẳng còn sinh khí và hy vọng! Bởi không ai có thể thực hiện được việc gì, dù làm lụng hay chơi bời nếu không có sức khỏe. Vậy trước hết phải làm sao xây dựng gia đình thành một mạch nguồn sức khỏe, một nơi bồi dưỡng tâm hồn. Để rồi hằng ngày, sau những giờ lao động vất vả, chúng ta trở về chốn yên bình, mọi nhọc nhằn đều tan biến trong cảnh ấm êm với những ánh mắt sáng trong, nụ cười tươi tắn, giọng nói rộn ràng. Sinh lực được phục hồi, tâm hồn trở nên thư thái”.
 
(Thiền – Năng lượng chữa bệnh)
 
 
       Điều kiện đầu tiên để có một “tổ ấm”, đó là sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Muốn thực hiện được điều này cũng cần phải hiểu biết và có phương pháp. ‘Đừng để tình yêu, hạnh phúc đến rồi đi, nhưng con cái, nợ nần và bệnh tật ở lại’.
Trong chốn tu hành thì điều quan trọng nhất không phải Tăng, cũng chẳng phải Pháp. Mà là người đầu bếp, bởi những gì họ ăn vào sẽ quyết định công lao tu hành của họ (‘Một khi đã đi tu mà không ăn kiêng thì quả là xã hội có vấn đề’. Lão sẽ nói kỹ về điều này trong loạt bài “Hiểu đúng về Đạo Phật” ).
      Trong gia đình đó chính là phụ nữ, người vợ, người mẹ. Nếu đủ hiểu biết họ sẽ có khả năng tạo niềm vui và hạnh phúc cho cuộc sống thông qua thức ăn, nước uống hằng ngày, tạo ánh sáng cho hy vọng và làm cho cuộc đời trở nên đáng yêu hơn. Một người nội trợ giỏi giang là người hiểu được thức ăn, nước uống từng loại tốt xấu thế nào, dựa trên sự hiểu biết đúng đắn về nguồn gốc tự nhiên và quy luật của tạo hóa. Khi hiểu được những điều này tâm hồn họ cũng sẽ trở nên trong sáng, vị tha hơn, và làm cho gia đình của mình được yên vui, lành mạnh.
 
       Theo nguyên lý chuyển hóa thì thức ăn sẽ tạo nên khí huyết, khí huyết sẽ làm thân thay đổi và thân sẽ tác động được Tâm. Nhưng sự chuyển hóa cần có thời gian, vì thế để thay đổi được bản chất, tâm tính của một người có khi cần đến nhiều năm, hay nhiều hơn, phải có lòng kiên nhẫn và tình thương bi mẫn.
      Một cách khác, khi ta tác động được lên Tâm, thì tâm sẽ làm thân thay đổi, đó chính là Thiền. Thiền giúp chúng ta ngộ ra nhiều điều, từ đó chuyển hóa được tâm trí, tâm thức, khi đó thân thể dưới sự tác động của Tâm cũng sẽ thay đổi một cách nhanh chóng.
Sẽ thật ưu việt khi chúng ta biết được một phương pháp Thiền định phù hợp, kết hợp với dưỡng sinh, ăn uống, các quy luật của tự nhiên. Đó sẽ là lối tắt, là con đường ngắn nhất, giúp ta chữa khỏi bệnh tật, chuyển hóa khổ đau, thay đổi thân tâm. Từ đó đổi thay cuộc đời, số phận, bản thân và gia đình của mình sẽ trở nên bình yên, hạnh phúc và nhiều may mắn.
‘Niềm vui chỉ đến với những ai hiểu được cuộc đời, và hạnh phúc chỉ dành cho những người có nhiều cố gắng.” (Ohsawa)
 
Lão tiensinh.
Cảm ơn vì bạn đã đọc.

Các bài viết cùng chuyên mục
 

Nguồn tin: Barbara Ann Brennan, Sogyal Rinpoche, Michio Kushi, Masanobu Fukuoka, Osho, George Ohsawa, Som Sujeera, G.P.Malakhov, Maha Thera Narada, Kinh sách Phật Giáo, Lão Tử, Trang Tử.. Wikipedia, Internet…

  Ý kiến bạn đọc

  • Doãn Nhàn

    Nhờ thầy mà em có thêm văn hoá ứng xử, chúc thầy luôn mạnh khoẻ bình an.

      Doãn Nhàn   nhanpyo.kt@gmail.com   12/03/2018 17:42
  • Mai Phượng

    Cảm ơn Lão! <3 <3
    Đọc bài viết của Lão, trong lòng cảm thấy nhẹ nhàng, hạnh phúc hơn, mở mang được đầu óc và tâm hồn. Bài của Lão cứ mỗi lần đọc lại nhận thêm điều mới lạ mặc dù vẫn bài viết ấy.
    Đọc bài này của Lão, khiến con cảm thấy yêu đời hơn, dịu dàng hơn. Hì hì.
    Cám ơn Lão rất nhiều - người hướng cho con vào cuộc đời mới.

      Mai Phượng   phuongmaiktvt90@gmail.com   04/02/2017 22:10
  • Quế

    Trí tuệ thầy thật uyên thâm và tâm hồn đậm chất thơ ca. Đọc bài viết nào của thầy cũng thấy thấm thía và sâu sắc. Kính chúc thầy sức khỏe và bình an.

      Quế   queanh56@yahoo.com   28/07/2016 23:39
  • Nhung Đỗ

    Mỗi bài viết không chỉ là sự thông tuệ mà còn chứa chan cảm xúc... Mỗi lần đọc, lại có một cảm nhận khác. Mong rằng Thầy sẽ có thêm nhiều bài viết mới để mọi người cùng đọc và chiêm nghiệm.

    Cảm ơn Thầy!

      Nhung Đỗ   thuynhungnd@gmail.com   20/04/2016 10:20
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây