Thầy ơi cho em hỏi em hay dậy thiền sớm vào buổi sáng. Trong lúc thiền có đôi lúc ngủ quên. Rồi lại chợt bừng tỉnh như vậy có vấn đề gì không hả thầy? Cảm ơn thầy.
(Câu hỏi của bạn Ha Nguyen trong nhóm: “Hỏi đáp về Thiền. Tâm linh. Bệnh tật. Tướng số)
Chào bạn
Đa số trường hợp đều có biểu hiện như bạn lúc ngồi thiền, cho dù là sáng sớm hay lúc nào khác, tất nhiên là mức độ ít nhiều khác nhau. Có người ngủ nhiều hơn là Thiền, có người thì ngủ từ đầu đến cuối luôn, nghĩa là thay vì ngủ nằm thì họ ngủ ngồi. hi.
Phái mê tín thì giải thích, rằng do chưa đủ duyên, rằng do nghiệp chướng, rằng do ảnh hưởng bởi tâm linh, rằng do Ma vương đến phá hành giả tu hành..vv….
Trong Phật giáo gọi đó là chứng hôn trầm thụy miên, một trong Ngũ triền cái (5 chướng ngại của việc tu thiền), đó là: Tham dục, Sân hận, Hôn trầm (ngủ gật, uể oải, buồn ngủ, cái mà bạn đang hỏi), Trạo cử, Nghi ngờ. Con đường của một hành giả phải đi là vượt qua được Ngũ triền cái, phá bỏ được hôn trầm thụy miên. Nhưng ngôn ngữ của Phật giáo giải thích dài dòng, trừu tượng quá, khiến chỉ đọc, chỉ nghe thôi đã thấy mệt rồi. Và vì nói theo ngôn ngữ trừu tượng, nên khiến người ta không hiểu được nghĩa thực của nó, do vậy mà có nhiều người tu mất cả đời cũng không vượt qua được nó.
Theo lão thì hiểu đơn giản như sau. Trong giờ học của một lớp học hàng ngày của trẻ em, có một bạn nào đó cứ buồn ngủ, không tỉnh táo, trong khi các bạn khác vẫn bình thường, vậy có nghĩa là cơ thể của bạn đó đang ở trạng thái không được bình thường như các bạn khác, có thể do thiếu ngủ, có thể do bệnh tật, hay do cơ thể mệt mỏi..vv…
Trong Thiền cũng vậy, trạng thái bình thường của nó là không ngủ gật, nhưng nếu mình ngủ gật thì có nghĩa là cơ thể của mình đang không ở trong trạng thái tốt về tinh thần và thể chất. Một người khỏe mạnh về thể chất, mạnh mẽ về tinh thần thì ngồi thiền sẽ không buồn ngủ. Hay nói ngược lại, nếu ngồi thiền mà không buồn ngủ thì chứng tỏ người đó đã đạt được trạng thái rất tốt về tinh thần và thể chất.
Người nhiễm nhiều âm khí, thường hay trì trệ, sức khỏe không hoàn toàn tốt. Sức khỏe không ở trong trạng thái tốt thì tinh thần cũng không ở trạng thái tốt, do vậy ngồi thiền dễ buồn ngủ và ngủ gật.
Trong kinh sách Phật giáo chỉ nói một chiều, phân tích một cách trừu tượng thế nào là hôn trầm thụy miên, rồi đưa ra cách hóa giải nó. Nhưng lại không chỉ rõ điều kiện cần và đủ để có thể hóa giải được nó, nên khiến biết bao hành giả công cán dã tràng. Sức khỏe không tốt mà muốn đạt được trạng thái tối ưu trong thiền thì gần như không thể. Chỉ dùng Thiền để làm cho cơ thể khỏe lên thì cũng sẽ chậm, vì Thiền chỉ giải quyết được vấn đề tư tưởng, hay những bệnh có nguồn gốc từ tư tưởng. Mà một cơ thể không tốt thường do nhiều nguyên nhân tạo nên chứ không chỉ đơn thuần do tư tưởng.
Mục đích của Thiền là làm cho con người khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Ngồi thời điểm nào cũng tốt. Thiền tốt sẽ khỏe khoắn. Khỏe khoắn sẽ thiền tốt, nó tác động qua lại lẫn nhau.
Mà làm cho cơ thể khỏe khoắn lên thì tùy theo thể trạng, bệnh tật phải biết áp dụng nhiều cách khác nhau, đừng dùng mỗi Thiền, sẽ chậm. Thế nên lão mới gọi khóa học của mình là Chữa trị toàn đồ. Bao gồm Thiền để khỏe mạnh, biết cách ăn uống cân bằng âm dương để khỏe mạnh, biết thay đổi quan niệm, tư tưởng, cách tư duy để khỏe mạnh. Biết các phương pháp để tập luyện khác cho tinh thần và thể chất trở nên khỏe mạnh hơn tùy theo mỗi cá nhân..vv… Như thế dễ hơn, và nhanh đạt hiệu quả hơn.
Lão nói hơi dài một chút để bạn hiểu được một cách khái quát. Giờ chốt lại: Thiền nhiều tốt hơn Thiền ít, có ngồi tốt hơn không ngồi. Thiền mà ngủ gật tốt hơn là không Thiền. Vậy việc bạn Thiền, bạn cứ Thiền, việc cơ thể nó ngủ gật là việc của nó, cứ kệ nó. (Bằng chứng là các bạn ngồi Thiền cho dù có ngủ gật thì cơ thể vẫn khỏe mạnh hơn, nhất là trong phương pháp Thiền kết hợp với ứng dụng năng lượng để chữa bệnh. Các đại huyệt được khai mở, từ đó năng lượng đi vào cơ thể nhiều hơn nên khỏe mạnh hơn).
Nhưng nếu muốn ngày một ít buồn ngủ hơn (đồng nghĩa với việc Thiền tốt hơn), thì mình nên cố gắng thêm chút, vì tinh thần tác động được lên thể chất. Ví dụ bình thường khi mình ngồi Thiền cảm giác bình an, tĩnh lặng, gió mơn man thổi, tiếng nhạc du dương, êm đềm, thấy thiu thiu thế là ngủ luôn. Giờ thì cố gắng nán thêm chút, đừng ngủ vội. Thế là được rồi. hi. Như vậy là bạn đã tinh tấn hơn rồi đó.
Trong Đạo Phật thì người ta hướng dẫn cho tăng, ni cách phổ thông nhất là khi thấy buồn ngủ, ngủ gật thì đứng lên đi kinh hành (đi bộ cho nó tỉnh ngủ). Bởi sư thì chẳng có việc gì làm để vận động cho tỉnh ngủ ngoài việc đi bộ, nên đi bộ thôi.
Người thường thì khác hơn chút. Bạn nào mà thời gian eo hẹp, chỉ có chừng đó thời gian để ngồi Thiền thôi, vậy mình cứ ngồi, ngồi ngủ gật tốt hơn không ngồi. Biết kết hợp các phương pháp khác như lão đã hướng dẫn trong khóa học, dần dần cơ thể khỏe mạnh lên, ngồi thiền sẽ không buồn ngủ nữa.
Bạn nào có nhiều thời gian, và có nghị lực hơn chút thì mỗi khi ngồi Thiền thấy ngủ gật thì đứng dậy gọi điện cho ai đó, tỉnh hơn chút ngồi Thiền tiếp. Lại ngủ gật, đứng dậy đi giặt quần áo, tỉnh ngủ lại ngồi Thiền. Ngồi một lúc lại ngủ gật, đứng dậy đi lau nhà… (vận động cũng là một cách làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn). Đơn giản vậy đấy, vừa đem lại hiệu quả trong Thiền, vừa hiệu quả về kinh tế. Phá được hôn trầm thụy miên mà lại được việc.
Chúc các bạn Thiền tốt, bình an, vui vẻ.
Lão tiensinh
Cảm ơn vì bạn đã đọc.
Thật sự biết ơn ạ
Em luon doc het nhung bai viet cua thay, thay rang cuoc song co y nghia hon. E rat mong dc hoc 1 khoa hoc cua thay. Chuc thay nhieu suc khoe.
Cam on Bac Tien Sinh nhieu.
em cũng đọc bài của lão mà yên tâm vững dạ đi tiếp. Cảm ơn lão Tiên Sinh
Phân tích, kiến giải đơn giản mà sâu sắc. Sáng nay ngồi thiền cũng bị ngủ gật mấy lần, nay đọc bài của Lão Tiên sinh thấy ko còn băn khoăn nữa! Cảm ơn Lão Tiên sinh uyên bác!